Patch panel là gì, công dụng của patch panel trong phòng server

Patch panel là một bảng cắm, ở đó các cáp mạng sẽ kết nối các computer trong mạng nội bộ cho gọn gàng hơn so với việc cắm trực tiếp, đồng thời cũng dễ bảo quản và sửa chữa khi có lỗi kết nối. Tất cả các cáp mạng đi âm tường , một đầu nối với Office Box , đầu kia được đấu với PatchPanel .

Từ Patch Panel sẽ có một sợi dây mạng ( Patch cord- cách gọi khác là dây nhảy) nối lên Switch. Người ta quản lý hệ thống Cable mạng dự trên số ở Patch Panel và số quy ước trên Office Box . Khi có các con số sụ thể ở 2 đầu , người ta sẽ ghi chú vào sơ đồ bản vẽ . Nhìn trên bản vẽ , bạn có thể biết được vị trí Office Box đó tương ứng với Port nào trên Patch Panel . Hệ thống mạng chuyên nghiệp bao giờ cũng có tủ server , Patch panel, Office Box ..v...v..

AMP Path Panel

AMP Path Panel

Tại sao nên sử dụng patch panel?
- Theo tiêu chuẩn quốc tế thì người ta sẽ không sử dụng dây cáp (thường cá cáp cat5e) để bấm đầu rj45 rồi cắm thẳng vào switches vì thường đầu rj45 không thể bấm chuẩn được. Hơn nữa nếu bấm cáp cat6 thì khả năng thành công thấp.
- Theo thời gian đầu rj45 sẽ bị oxy hoá, các signals tới đầu sẽ bị dội tín hiệu và switches tối ngày phải nhận và xử lý những tín hiệu lỗi này và hậu quả là hệ thống mạng càng chậm.
- Khi gắn patch panel các thao tác connect tới switches sẽ rất thuận tiện, đồng thời hỗ trợ được cho các thiết bị testers kiểm tra, marping network system. Đồng thời sử dụng sợi patch cord (là sợi cáp được đúc sẳn 2 đầu rj45 tại nhà máy sản xuất cáp, sẽ làm tối ưu hoá đường truyền và đầu rj45 được tráng một lớp bảo vệ sự oxy hoá. Một đầu sẽ cắm vào patch panel, một đầu cắm vào switch.


Patch panel on Rack server

Việc lắp đặt một patch panel tuy không phức tạp nhưng cũng đòi hỏi những kiến thức nhất định để cho việc thực hiện được suôn sẻ ngay từ đầu. Sau đây là các bước lắp đặt Pathpanel:

B1. Cố định cáp mạng từ switch tầng vào mặt sau của patch panel:
Với các patch panel, mặt trước là các jack để cắm đầu RJ45 (được cắm từ patch panel đến switch trong phòng server), phía sau (tương ứng với các jack cắm RJ45 của mặt trước) là các rãnh để cố định cáp mạng kéo từ switch tầng đến. Thao tác cố định cáp mạng vào các rãnh này cũng giống như cách cố định cáp mạng vào các modular jack mà chúng ta thường làm. Thường thì mặt sau của patch panel có nhãn ghi thứ tự màu của chuẩn 586A hay 586B và số thứ tự port, do đó nếu chúng ta sử dụng chuẩn 586B cho việc bấm cáp mạng, thì khi nhấn cáp mạng vào rãnh cũng sử dụng chuẩn 586B. Chú ý khi nhấn cáp mạng vào rãnh, hãy để lưỡi dao của dụng cụ punch down tool hướng bên ngoài để cắt luôn các dây dư thừa và sau đó có thể dùng dây buộc để buộc các dây cáp mạng lại cho gọn gàng.
B2. Bắt patch panel vào 2 thanh phía trước của tủ rack:
Khi mua patch panel về, thường thì ở 4 góc của patch panel sẽ có 4 lỗ để bắt bu-lông cố định patch panel vào 2 thanh phía trước của tủ rack. Ở bước này, ta có thể dùng tay để siết đai ốc vào bu-lông, hoặc dùng thêm cờ lê để siết thật chặt đai ốc giúp cho hệ thống được chắc chắn, đảm bảo an toàn lâu dài.
B3. Cắm cáp mạng từ mặt trước của patch panel đến các port của switch:
Ở bước này, ta có thể tự bấm cáp mạng để cắm từ switch đến patch panel, nhưng như trên đã nói, để tín hiệu luôn hoạt động ổn định, nên mua cáp mạng để cắm từ patch panel đến switch, vì cáp mạng loại này đã được đúc sẵn 2 đầu và được tráng sẵn một lớp bảo vệ chống oxy hóa.
Với một hệ thống mạng có sử dụng patch panel ở phòng server, ta thấy việc quản lý sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, và trong tương lai nếu có di chuyển thiết bị, chỉ việc kéo cáp mạng từ patch panel đến vị trí mong muốn. Để dễ hình dung cách lắp đặt các bạn có thể xem đoạn Video hướng dẫn dưới đây:

Hoặc các bạn có thể tham gia các khóa đào tạo hệ thống mạng của AGC để hiểu rõ hơn về cách lắp đặt các thiết bị mạng.
( Nguồn : Internet )